(bài hơi dài, dành cho người quan tâm).
Câu chuyện Formosa - Vũng Áng có vẻ đã thể hiện rất rõ hết thảy các tình tiết nặng nề của nó.
Nói dại, nếu nửa tháng nữa, các cơ quan tuyên bố F vô can trong vụ đầu
độc biển thì đó là việc của họ còn muôn dân đã có con dấu bất tín của
mình để đóng hằn lên từng sự kiện.
.
Hôm nay tôi viết bài này, trao đổi với các bạn về cái nền tảng tạo ra FORMOSA và những cái tương tự.
.
Công luận thì có nhiều cách lý giải, cách lý giải theo “thuyết âm mưu”
và tinh thần bài trung, cộng với sự hoài nghi lớn về tham nhũng, là khá
trội.
Những điều này cũng không phải vô căn cứ nhưng hãy để vận động của cuộc sống buộc nó bộc lộ hết ra.
.
Phần tôi, tôi nhìn nhận kỹ hơn về cái nền.
.
VIỆT TRÌ- THÁI NGUYÊN 1960-1965.
.
Thời gian này, Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng hai thành phố công nghiệp đầu tiên trên miền bắc.
Tại Việt Trì, Thành phố cách đền Hùng Vương 8 km , có chiều rộng ( khi
ấy) khoảng 5 km, dài khoảng 8 km từ Bạch Hạc lên Gia Cẩm. Nó bằng nửa
quận Gò Vấp TP Sài Gòn.
Nhưng ông Trung Quốc tương cho 05 góc năm nhà máy thải độc dữ dội là:
.
1-Nhà máy thuốc trừ sâu.
2-Nhà máy Hóa chất.
3-Nhà máy giấy.
4-Nhà máy nhiệt điện.
5-Nhà máy miến-Mì chính.
.
Để khỏi mất thì giờ, cần hiểu nhanh là chỉ cần một cái nhà máy thuốc
trừ sâu , công suất khổng lồ đủ cấp cho cả nước Việt Nam DCCH ấy, đã đủ
chết rồi!.
.
Và tôi dám đoan chắc rằng, trên thế giới này chỉ có
ở Việt Nam là dám xây dựng nhà máy thuốc trừ sâu giữa thành phố, cách
khu dân cư …mươi mét!.
.
Để hiểu không gian của cái “Thành phố”
130 ngàn dân này, mời bạn đọc đọc bài “Xin đừng đến quê tôi” của tôi
viết năm 2009 , sẽ đăng ngay dưới đoạn phi lộ này để hình dung rõ nó như
thế nào.
Vậy mà, “Nhà nước và nhân dân cùng lầm”, cứ tưởng nó không
việc gì, vẫn phởn phơ sống cho đến ngày Việt Trì là một trong những
thành phố nhiều ca bệnh ung thư nhất mới có vài điều chỉnh nho nhỏ.
.
Một trong những điều chỉnh đó là chính quyền mỗi tháng trả cho các hộ dân vài trăm ngàn tiền …ngửi, coi như xong.
Về phía nhân dân, cũng yên tâm nhận tiền nhang đèn cho đám ma của chính mình và vô tư sống.
.
Giá một căn hộ mặt tiền ở Thanh Miếu, Nông Trang, Hòa Phong vẫn có thể là dăm bảy tỷ!.
.
Đó, có thể nói, cái “Nền” của việc xin, ký, duyệt khi tiền khả thi.
Kiểu lấn lớ, lập lờ, chậm trễ trong việc xử lý khủng hoảng đều có cái
mặt bằng tốt để tồn tại chính là cái thái độ coi thường mạng sống, môi
trường và đạo đức xã hội.
.
Sống chết mặc bay, tiền này tao nhập.
Nếu có một thái độ tốt, ngay trong quá trình xem xét, phê duyệt người
ta đã hình dung xem F nên ở đâu, một vùng trong những vùng nào khác phù
hợp hay cứ phải sát một thị xã và sẵn sàng xả thải xuống biển bạc,
nguồn sống của muôn dân.
.
Cho nên, quan sát vụ này tôi có cái vui riêng:
Từ nay, là thời “Hậu Formosa” các bố không dễ nhằm mắt ký liều những dự
án như thế này nữa và Nhân Dân, cũng không dễ để cho bất cứ ai xây dựng
loại công trình tạo nên sự ngắn gọn cho kiếp sống của mình.
Từ Việt
Trì đến Vũng Áng, 56 năm để tạo nên một thuộc tính của một đất nước dám
chấp nhận hiểm nguy từ cái đói, dốt, liều, tham của mình thì việc từ bỏ
nó, khó lắm thay.
.
Cảm ơn Vũng Áng, cảm ơn F, có thể từ điểm nhấn này, một nét mới sẽ xuất hiện.
Dưới đây là bài viết của tôi năm 2009 nhan đề:
.
XIN ĐỪNG ĐẾN QUÊ TÔI.
“Sông thao nước đục, người đen-Ai lên Vũ yển thì quên đường về” . “Dù
ai đi ngược về xuôi- Nhớ ngày dỗ Tổ, mùng mười tháng ba”.
Nhiều câu
hát, đoạn thơ như thế viết về Phú Thọ quê tôi, nơi có đền thờ Quốc Tổ
Hùng Vương, nơi có truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày” nổi tiếng. Những
câu ca mời gọi ấy đã đúng cho đến năm 1962.
.
Những năm kế cận,
trên miền bắc xuất hiện hai thành phố mới là Thái Nguyên và Việt Trì
(VT giờ là tỉnh lị tỉnh Phú Thọ với dân số gấp đôi thành phố Quảng Ngãi ở
miền trung).
Ấy thế mà, khi lựa cái tiêu đề để viết bài này, tôi
đã phải dằn lòng viết cái tựa đề như trên để mô tả thật sự nỗi quan ngại
khi bạn bè đến quê xứ mình để họ không khỏi phiền lòng.
.
Tôi ở
Việt Trì từ 1970 đến 1972, xa nó đã hơn ba chục năm rồi nhưng cảm giác
nặng nề về mùi xú uế vẫn còn. Mỗi ngày đôi lượt, mùi hôi nồng nặc , thứ
mùi hôi nồng như mùi tỏi thối, có lúc như mùi đất đèn xả ra, tỏa ra từ
một loạt nhà máy hóa chất, nhà máy Nhiệt điện, thuốc trừ sâu, giấy, chế
biến thực phẩm, Dệt,Ván sợi ép..v.v… tỏa ra thật dễ sợ.
.
Xa
quê, vẫn âm thầm theo dõi thì thi thoảng thấy Việt Trì và các vùng phụ
cận có vẻ thay đổi khá mạnh. Kiến trúc mới mẻ, giao thông thông thoáng,
lớp trẻ như đẹp hơn….
.
Hai ba lần về quê vừa qua, thấy Việt Trì đã phát triển kịp và vượt khu vực …bãi rác Đông Thạnh ở tp HCM về môi trường.
.
Khu vực bến Got (xưa gọi là bến Gát) chỉ cần quên kéo quần áo phơi
ngoài trời một đêm là hôm sau phải giặt lại bởi một lớp bụi đã phủ mờ.Số
người bị suy hô hấp, bị các bệnh đường hô hấp quanh các Phường Tiên
Cát, Tiên Phú, Thanh Miếu… rất cao, có khu vực tới 70% hộ gia đình có
người mắc bệnh. Anh bạn Khang ở Cty số 4 hoặc Cao Khương, đẹp trai nhất
nhì Công an tp VT cùng lứa với mình nay cũng sắp quy tiên ở tuổi dư năm
chục vì ung thư…Có nhà, từ khi xây xong ngôi nhà khang trang, chưa bao
giờ dám mở toang cửa ra lấy một ngày đón nắng gió thiên nhiên.
.
Những người ở vùng khác đến lưu trú ở đây, chỉ một hai ngày là biến vì
không thể chịu nổi ngày đôi bận khí hôi thối xả hết cỡ vào không gian.
.
Trên Việt Trì 20 km đường chim bay là “ Thủ đô ung thư” Lâm thao và nhà
máy giấy Bãi Bằng nổi tiếng.Tại đây, nguồn khí hôi hám cũng không thua
kém Việt Trì, nồng nặc và khét lẹt.Con sông Hồng trong ảnh, khi chảy qua
bến Ngọc Tháp thì hứng theo mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải rất
nặng mùi chảy về xuôi.
Cũng nguồn khí ấy, ngày tôi còn ở Phú Thọ, nó
chỉ quanh quẩn quanh Việt Trì, Bãi Bằng, khu Super Phốt Phát Lâm Thao
nhưng ngày nay, nó phát triển mạnh đến mức , nếu gặp gió ngược, mùi hôi
bay lên tận vùng ven sông Hồng mạn Thanh Ba, Cẩm Khê cách Bãi Bằng tới
20 km đường chim bay…
.
Ở các cuộc họp hành, tiếp xúc với hội
đồng nhân dân Thành phố, tỉnh hoặc đoàn Quốc hội, gặp giới báo chí bà
con đề đạt đã mỏi mồm.Lần nào cũng đã nhận được những lời hứa nhưng vấn
đề này vẫn tồn tại từ ngày một thằng cu sinh ra nay nó có thể trở thành
chủ tịch tỉnh (1962-2009) vẫn vậy!
Người dân đã từng thấy, những
đoàn công tác của Bộ Tài nguyên-Môi trường, Công An, Khoa học về đây đo
đếm, thanh tra.Họ đã xác định trên 80% các cơ sở lớn ở đây đều vi phạm
nghiệm trọng các quy định về môi trường.Có tới 14/16 cơ sở “đạt” mức
nghiêm trọng, sự ô nhiễm cao gấp…10 lần nồng độ cho phép của ngành TCVN !
Nhưng rồi, tình hình vẫn đâu vào đó.
.
Thành phố nay có gần 300 ngàn dân, mỗi ngày vẫn đằm trong khói bụi, xú uế khủng khiếp!.
.
Người dân quê tôi, nơi đất Tổ Hùng Vương, nơi tồn tại nền văn minh lâu
đời gần như bất lực và đang trả giá đắt cho cái gọi là “Công nghiệp hóa”
, “hiện đại hóa” như thế này đây.
.
Ngày mai, nếu đem câu thơ
cũ: “Dù ai đi ngược về xuôi- Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” mời bạn
xong, phải chế thêm hai dòng cho trọn tình và không mang tội với bạn
bè: “ Lễ xong thì nhớ đi xa- Nếu ở lại là có lúc ung thư…”
Bao nhiêu giá trị văn hóa của Phú Thọ đang khuất mờ sau làn khói bụi.
.
Bạn hỏi: Những dòng viết của anh sao buồn thế, có bao giờ vui hơn không?
Dạ có, nếu một xã hội có cái nền, như bức ảnh kèm theo đây, khi mà ngày
chủ nhật từ các cháu bé cũng vui mừng cùng người lớn đi nhặt rác, sẽ
vui hơn.
Khi các cháu này làm chủ đất nước, sẽ càng vui.
Nhưng “Khi ấy” có thể là …ba mươi năm nữa chăng?.
Huy Cường.
No comments:
Post a Comment